Triết học Trung Quốc thời cổ đại




Đất nước Trung Hoa với diện tích rộng lớn vào bậc nhất thế giới, dân số đông nhất thế giới, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đi song song với những điều đó là những nền văn hóa lâu đời và phức tạp bậc nhất, điển hình là các trường phái - tư tưởng, một phần cốt lõi của nền văn hóa Trung Hoa. Trải qua 5000 năm, nên văn minh Trung Hoa đã phát triển thành một trong số nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, đặc trưng bởi nền Triết học thâm sâu. Trong đó, nổi bật nhất 2 trường phái là Nho giáo và Đạo giáo. Hãy cùng mình tìm hiểu sâu hơn bên dưới nhé!



NHO GIÁO:

Qúa trình hình thành

Sáng lập: Nho giáo bắt nguồn từ thời thái cổ ở nước Tàu. Thuở đó, vua Phục Hy, là một Thánh Vương đắc đạo, trông thấy được các hiện tượng trong cõi Hư linh. Ngài nhìn thấy Long Mã có bức đồ trên lưng gồm những chấm đen trắng, nổi lên giữa sông Hoàng Hà, mà biết được lẽ Âm Dương, chế ra Tiên Thiên Bát Quái, cắt nghĩa sự biến hóa của Trời Đất để làm nguyên tắc dạy người. Những vạch đơn giản của Bát Quái ấy được xem là đầu mối của văn tự  về sau này.

Nguồn:https://visanuocngoai.vn/tin-tuc-trung-quoc/nho-giao-co-nguon-goc-tu-dau.html

Qúa trình phát triển:

Khổng tử tích cực truyền bá tư tưởng Chu Công ở thời xuân thu, sau đó đến Mạnh Tử để tích cực hệ thống lại và truyền bá, từ đó Nho giáo nguyên thủy ra đời. Khởi đầu Hàn Dũ và Lý Ngao thời nhà Đường đến thời Tống, Nho giáo có sự phát triển đáng kể. Các nhà triết học thời kỳ này đã đưa những khái niệm và triết lý mới vào Nho giáo tạo nên một trường phái Nho giáo/ Tông giáo. Đến thế kỷ XX, với sự sụp đổ của chế độ quân chủ, Nho giáo mất vị thế độc tôn, thậm chí bị bài trừ ở ngay tại Trung Quốc trong thập niên 1960-1970. Đến đầu thế kỷ XXI dần được coi trọng trở lại và được thúc đẩy thành phong trào tại các nước Đông Á.

Những nhà triết học nổi tiếng trong thời kì này:

. Khổng tử - cha đẻ của trường phái Nho giáo

. Tăng Tử - Học trò của Khổng Tử - Người soạn lập ra Đại Học, soạn ra Mạnh Tử

. Chu Đôn Di (1016-1073) và Chu Hy (1130-1200) : Những người dùng Nho giáo để định nghĩa nhân sinh, đưa Nho giáo Lên thời hoàng kim của nó.

Nguồn:https://www.google.com/url?sa=i&url=https%3A%2F%2Fvi.wikipedia.org%2Fwiki%2FNho_gi%25C3%25A1o&psig=AOvVaw3MiYLtiLUrSBvROimfo5G9&ust=1641224526386000&source=images&cd=vfe&ved=0CAsQjRxqFwoTCPjf1uezk_UCFQAAAAAdAAAAABAJ


Nội dung chủ đạo :
Nho giáo là một trong tam giáo đồng nguyên, là giáo truyền dạy cho chúng ta về đạo làm người, lấy chủ trương nhẹ lương nặng bỗng, trọng đức khinh tài, tâm đắc với chữ nhân hơn cả: Tức Nho giáo thiên về cách vận hành và sử dụng con người, coi con người là trung tâm của vạn vật và lấy đạo làm người là thước đo để đánh giá. Từ đó giúp xã hội dưới thời thịnh hành của Nho giáo phát triển khá ổn định, tổ chức các tầng lớp xã hội hợp lí, có tôn ti trật tự.


Nho giáo so với nền triết học hiện đại:

Ưu điểm:

Cung cấp một nền tảng vững chắc về tổ chức xã hội

Giữ vững và góp 1 phần không nhỏ vào tư tưởng trọng hiền tài

Khuyết điểm:

Thời gian hình thành đã là 2500 năm trước, nên còn nhiều vấn đề lạc hậu và không theo kịp tiền độ phát triển của xã hội bấy giờ

Thô cứng theo nguyên tắc khuôn khổ, bảo thủ => ra kìm hãm tự do nhân cách, hạn chế sáng kiến mới của con người, làm cho con người luôn ở trạng thái nhu thuận, chỉ biết phục tùng theo chủ trương “thuật nhi bất tác”.

Đề cao danh phận => Con người chạy theo tiền tại danh chức địa vị, hám danh lợi mà quên đi luân thường đạo lí

Đề cao văn hóa “Gia đình”- “Gia trưởng”, áp dụng thẳng vào bộ máy nhà nước.

Tầm ảnh hưởng với Việt Nam:

Góp phần tạo nên truyền thống bất khuất chống ngoại xâm. Trong lịch sử Việt Nam, đã có rất nhiều tấm gương nhà Nho yêu nước, hy sinh vì dân tộc.

Tạo được truyền thống ham học, truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống coi trọng người có học. Từ đó các kiến thức học tập được tích lũy, có điều kiện để duy trì và phát triển. Ngoài ra còn tạo cho con người biết đạo ăn ở, biết quan tâm đến người khác, biết sống có văn hóa và đạo đức.

Ở Việt Nam những người ảnh hưởng nhiều của Nho giáo chủ yếu là những người lớn tuổi, nhóm người thích sống chậm, hoài niệm, ít chấp nhận cái mới, xem trọng lễ nghĩa truyền thống. Công chức, giáo viên,... cũng chịu ảnh hưởng của Nho giáo nhiều hơn so với doanh nhân. Phần nhiều nông dân do quen sống trong cộng đồng gắn kết ở nông thôn, ít tiếp xúc văn hóa phương Tây, cũng chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo (thể hiện trong lối ứng xử, sở thích ăn mặc, nghe nhạc xem phim...). Nông dân chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo thường rất ngưỡng mộ những người có học, những người làm công chức Nhà nước hay công tác xã hội chứ không phải làm kinh tế "chạy theo lợi ích cá nhân". Do Nho giáo đề cao lối sống tập thể theo huyết thống, đại gia đình và đẳng cấp, nên trong dân gian hay có các châm ngôn như "con ông cháu cha" (chỉ việc con quan rồi lại làm quan theo nếp phong kiến), "một người làm quan cả họ được nhờ" hay truyền thống "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó", "môn đăng hộ đối" chỉ hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, gia đình 2 bên phải cùng đẳng cấp về địa vị, học vấn hay tài sản.

Nguồn: https://www.google.com/url?sa=i&url=http%3A%2F%2Ftinhthancongdan.vn%2Fnho-giao-van-can-cho-su-phat-trien-cua-viet-nam%2F&psig=AOvVaw3MiYLtiLUrSBvROimfo5G9&ust=1641224526386000&source=images&cd=vfe&ved=0CAsQjRxqFwoTCPjf1uezk_UCFQAAAAAdAAAAABAO
 


ĐẠO GIÁO:

Nguồn: https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/07/Tao.svg/800px-Tao.svg.png

Quá trình hình thành:

Người ta không biết rõ Đạo giáo khởi phát lúc nào, chỉ thấy được là tôn giáo này hình thành qua một quá trình dài, thâu nhập nhiều trào lưu thượng cổ khác. Đạo giáo thâu nhập nhiều tư tưởng đã phổ biến từ thời Nhà Chu (1040-256 trước CN).

Quá trình phát triển:

Người khai sáng ra tôn giáo này là đạo sĩ Trương Đạo Lăng  Ông học được phép trường sinh bất lão, vào đất Thục ngụ ở núi Hạc Minh soạn ra bộ Ðạo thư gồm 24 chương và chuyên làm bùa để trị bệnh.

Sau khi Trương Đạo Lăng qua đời, con trai ông là Trương Hoành và cháu ông là Trương Lỗ tiếp tục truyền đạo và tôn Trương Đạo Lăng làm “Thiên sư”. Vì thế đạo “Năm đấu gạo” cũng được gọi là đạo “Thiên sư”

Đến cuối đời Đông Hán, Trương Giác chính là người sau này trở thành lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân Hoàng Cân (Khăn vàng), lại sáng lập riêng đạo Thái Bình, lấy kinh Thái Bình làm kinh điển chủ yếu. Ông dựa vào việc chữa bệnh để truyền đạo. Trong vòng mười năm trời, số tín đồ lên tới mười vạn người. Năm 184 sau Công nguyên, Trương Giác phát động khởi nghĩa, kết hợp với Trương Lỗ, trở thành ngọn cờ dẫn dắt nông dân và xây dựng nên hai giáo phái lớn nhất của Đạo giáo trong thời kỳ đầu tiên.

Sang đến đời Đường, đời Tống, do sự đề xướng của các hoàng đế Đường Cao Tông, Tống Huy Tông, Đạo giáo dẩn dẩn được phát triển hưng thịnh

Đến triều đại nhà Nguyên, phái Toàn Chân do Vương Trùng Dương sáng lập trở thành môn phái chủ yếu của Đạo giáo. Từ đấy về sau, Đạo giáo chính thức phân thành hai giáo phái lớn đó là Chính Nhất và Toàn Chân.

Đến đời Minh và đời Thanh, Đạo giáo bắt đầu từ thịnh chuyển sang suy




Người tiên phong , ai nỗi bật nhất trong cái đạo giáo:

Lão Tử là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc, sự tồn tại của ông trong lịch sử hiện vẫn đang còn được tranh cãi. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông sống ở thế kỷ VI TCN. Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỉ IV TCN[ thời , khoảng giữa thời kỳ Xuân Thu và đầu thời kỳ Chiến Quốc. Lão Tử được coi là người viết Đạo đức kinh - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, người nỗi bật nhất trong đạo giáo, và ông cũng được công nhận là Khai tổ của đạo giáo (Đạo tổ)


Nguồn: http://www.trunghockientuong.com/readingroom/hinh/110305_daosi.jpg


Nội dung chủ đạo:

Giá trị lớn nhất của đạo giáo là góp phần duy trì đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân cách cá nhân, hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ. Tuy nhiên, đạo giáo cũng còn nhiều yếu tố tiêu cực, nó hướng con người đến hạnh phúc hư ảo và làm mất tính chủ động, sáng tạo của con người.

Sự sinh hóa từ Đạo ra Đức, từ Đức trở về Đạo nhuần sâu sắc tinh thần biện chứng âm dương. Được chi phối bởi luật quân bình âm dương, vạn vật tồn tại theo lẽ tự nhiên một cách rất hợp lý, công bằng, chu đáo, và do vậy mà mầu nhiệm.

Nho giáo so với nền triết học hiện đại:

Ưu điểm:

Tạo nên tín ngưỡng thỏa mãn về mặt tin thần

Có tính cộng đồng, phổ biến

Khuyết điểm:

Đạo giáo chủ trương con người không nên tang cường các hoạt động sáng tạo, trí tuệ, chấm dứt cải tạo tự nhiên mà quay lại thời nguyên thủy

Chủ trương sống và hành động theo tự nhiên, thuần phát, không giả tạo dẫn đến làm xáo trộn trật tự tự nhiên vốn mang điều hòa, làm mất bản tính của con người.

Tầm ảnh hưởng với Việt Nam:

Đạo giáo đóng góp rất nhiều cho nền văn minh Trung Quốc. Rất nhiều thành tựu văn hóa, khoa học, y học của người Trung Quốc chịu ảnh hưởng của Đạo giáo đã lan truyền khắp thế giới như:

- Khuynh hướng hội họa của dòng tranh "Thủy mặc" hay "tranh sơn thủy" thể hiện sự cân bằng tuyệt hảo giữa Âm - Dương.


Tranh Thủy mặc

Nguồn: 

https://tuhoctiengtrung.vn/wp-content/uploads/2018/10/hinh-anh-tranh-thuy-mac-trung-quoc-co-nghe-thuat-doc-dao-cua-nguoi-tau-2.jpg

Thuật Phong thủy chỉ rõ cách chọn hướng, cách thiết kế môi trường xây dựng theo một hệ thống phối hợp các yếu tố quan trọng của không gian và thời gian nhằm mang lại sự hài hòa tối đa trong mọi tương tác giữa con người và thiên nhiên.


Nguồn: 

http://mattranbinhphuoc.org.vn/Content/UploadFiles/EditorFiles/images/2020/Quy4/12544483127720716764147633931636373652068719o30122020084911.jpg


Võ thuật với nguyên tắc "mềm như nước" nhưng hết sức hiệu quả, giúp cho con người giải tỏa những tắt nghẽn sinh lực, đưa thân thể trở về trạng thái cân bằng, vừa hài hòa thể lý lẫn tinh thần mà ngày nay rất phổ biến. Đó là môn Thái cực quyền.


Nguồn: 

https://nghiencuulichsudotcom.files.wordpress.com/2013/03/wudang-mountain.jpg


- Về y học, phương pháp châm cứu và bấm huyệt được xem là cách trị bệnh rất hiệu quả.


Nguồn: 

https://www.dongphuongyphap.com/wp-content/uploads/2020/10/cham-cuu-bam-huyet-tai-nha-danh-cho-doi-tuong-nao.jpg


- Về tư tưởng, Đạo giáo đã chủ trương bất tử, tức là quan niệm lúc chết, sự sống con người được thay đổi chứ không bị mất đi, cho nên con người có một thái độ tích cực đối với thân phận chính mình.

So sánh một chút về Nho giáo và Đạo giáo:

Nho giáo tập trung vào quản lí con người, trọng dụng nhân lực để phát triển xã hội, sắp xếp trình tự xã hội dựa theo danh phận, có tôn ti trật tự nhưng cũng rất cứng nhắc và đề cao quy tắc. Về mặt con người, Nho giáo xoáy sâu phẩm chất và tư chất của một con người, đạo làm người sẽ là thước đo đánh giá, coi con người là trung tâm của thế giới, đề cao tinh thần dân tộc cá nhân. Do đó, dẫn đến những tư tưởng xâm chiếm, bành trướng mở rộng lãnh thổ.

Còn Đạo giáo thì lại tập trung vào mặt tinh thần của con người, họ buộc mỗi người phải tin vào tín ngưỡng họ theo đuổi nhưng lại không đi quá sâu vào tín ngưỡng. Đạo giáo giúp con người hoàn thiện về mặt nội tâm bên trong, tu dưỡng và phát huy những đức tính tốt, hướng con người đến chân thiện mỹ. Cúng chính điều đó giúp Đạo giáo là một phần không thể thiếu trong đời sống của con người.

Nếu nói Nho giáo là thể xác của Trung Quốc cổ thì Đạo giáo chính là tâm hồn của họ, cùng với Phật giáo là cụ thể hóa những điều tốt đẹp và lẽ phải, đã tạo nên một Trung Hoa mang tầm vóc vĩ đại của thời Trung cổ xưa.

 

THẾ TRIẾT HỌC ĐÃ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN KIẾN TRÚC TRUNG QUỐC CỔ ?

Kiến trúc Trung Quốc thời cổ trung đại rất phong phú và đặc sắc bao gồm các thể loại như: kiến trúc nhà ở, thành quách, cung điện, lăng mộ, đàn miếu

Về mặt kiến trúc thì nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc đặt nền tảng bởi triết lý về vũ trụ, phong thủy và nhân sinh, trong mỗi công trình phải hài hòa với thiên nhiên.

 

Nguồn: https://tiengtrunganhduong.com/Images/images/kien-truc-trung-hoa-co-dai-(1).jpg
 

 

 


.  

 

1 Comments